Mắt cảm biến chuyển động là gì – Những điều cần lưu ý khi mua mắt cảm biến chuyển động
- T5, 12 / 2020
Hiện nay với xã hội ngày càng phát triển các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống ngày càng nhiều hơn, các thiết bị điện thông minh cũng vì thế phát triển tường ngày. Một trong những thiết bị điện thông minh được ứng dụng, sử dụng phổ biến hiện nay là mắt cảm biến chuyển động. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết mắt cảm biến hồng ngoại là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó như nào và đặt biệt ứng dụng vào thực tế của nó. Vậy hôm nay Hòa Phát ITC sẽ giải đáp những thắc mắc này 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất mời các bạn cùng xem tiếp phần sau nhé.
Mắt cảm biến chuyển động là gì
Mắt cảm biến chuyển động hay còn có tên gọi khác như: Công tắc cảm ứng hồng ngoại, mắt cảm biến hồng ngoại, mắt cảm ứng hồng ngoại. Là thiết bị điện thông minh được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn. Đóng vai trò như 1 công tắc tự động giúp bật tắt các thiết bị kết nối với nó. Khi có người hoặc chuyển động và phát ra thân nhiệt mà trong vùng cảm biến của mắt hồng ngoại thì lập tức mắt hồng ngoại sẽ kích hoạt các thiết bị được kết nối với nó. Mắt cảm biến chuyển động rất phổ biến hiện nay và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống giúp đem lại sự tiện lợi và an toàn cho người dùng.
Ở trên mình chỉ giải thích là mắt cảm biến chuyển động để bật tắt thiết bị điện là gì thôi còn về cảm biến chuyển động thì nó cũng sẽ có nhiều ứng dụng khác nhau như vào Camera, thiết bị chống trộm. Mỗi ứng dụng nó cũng sẽ có cơ chế, cách vận hành cũng như cấu tạo khác nhau.
Cấu tạo của mắt cảm biến chuyển động
Mắt cảm biết hồng ngoại được cấu tạo khá là đơn giản vỏ ngoài chủ yếu được thiết kế bằng chất liệu nhựa cao cấp. Về hình dạng của thiết bị cũng được thiết kế với nhiều kểu dáng phù hợp để lắp ở nhiều vị trí khác nhau. Mắt cảm biến chuyển động được chia làm 4 bộ phận chính:
- Bộ phận vỏ: Vỏ thường làm bằng chất liệu nhự cao cấp để bảo vệ các lịnh kiện bên trong cho tuổi thọ cao hơn. Đồng thời nó được thiết kế với nhiều hình dạng đẹp mắt cũng sẽ là vật trang trí trong ngôi nhà bạn.
- Mắt cảm biến: Mắt cảm biến sẽ được thiết kế chính giữa của vỏ thiết bị và sẽ nhô ra giúp góc quan sát rộng hơn, đấy chính là bộ phận phát hiện chuyển động để báo về bộ xử lý trung tâm.
- Bô mạch điện tử (bộ xử lý): Đây được ví như bộ phần đầu não quan trọng giúp xử lý tín hiệu và sẽ truyền tín hiệu đến những thiết bị được kết nối với chúng.
- Dây kết nối: Đây chính là vị trí để chúng ta có thể kết nối nguồn điện vào mắt cảm biến và từ mắt cảm biến sẽ cung cấp nguồn cho những thiết bị được kết nối với nó. Tùy từng lại cảm biến sẽ có số dây ra kết nối khác nhau thông thường sẽ có 3 đến 5 dây với 3 màu khác nhau.
Nguyễn lý hoạt động
Chắc hẳn các bạn đã từng đi ngang qua 1 khu vực nào hoặc có thể ở nhà người thân, bạn bè mà cứ đi đến vị trí đó đèn tự động sáng và đi qua tự tắt. Đấy là họ đang sử dụng 1 thiết bị điện thông minh giúp bật tắt bóng đèn tự động và đó làm mắt cảm biến chuyển động. Nó là một thiết bị nhỏ gọn có thấu kính hình bán cầu nhô ra ở chính giữa. Khi có sự di chuyển quanh mắt cảm biến trong phạm vi khoảng 3-6m cảm biến sẽ kích hoạt giúp thông mạch điện từ đó các thiết bị điện được kết nối hoạt động. Trên thân mắt cảm biến sẽ có những nút điều chỉnh thời gian và độ nhạy sáng (có một số loại không có).
- Phần điều chỉnh thời gian: Được ký hiệu hình đồng hồ hoặc bằng chữ “time” nút đầu cho phép chúng ta chỉnh thời gian chờ khi không có chuyển động trong bao lâu thì mắt cảm biến sẽ tự động ngắt dòng điện chạy qua. Chúng ta có thể chỉnh giảm thời giam bằng cách vặn theo hướng (-) hoặc tăng lên theo hướng (+). Tùy thuộc vào từng loại mắt cảm biến sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh ở những khoảng thời gian khác nhau.
- Nút điền chỉnh độ nhạy sáng: Được ký hiệu bằng hình mặt trời và có một nửa đậm màu một nửa trắng. Nút này để chúng ta đều chỉnh thiết bị có hoạt động cả vào ban ngày hoặc điều kiện có đủ ánh sáng không hay chỉ hoạt động vào ban đêm ở điều kiện thiếu ánh sáng. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh bằng cách vặn nút điều chỉnh và hướng (+) (-) theo mục đích sử dụng.
- Nút điều chỉnh độ của cảm biến: Nút này chúng ta có thể điều chỉnh được độ nhạy của cảm biến. Độ nhạy ở đây cũng có thể hiểu như là điều chỉnh khoảng cách hoạt động của mắt cảm biến. Có thể điều chỉnh độ nhạy của cảm biến với độ nhạy tốt từ 3m đến 8m
Lưu ý: Nút điều chỉnh độ nhạy của cảm biến này chỉ một số loại mới có những loại khác thường được điều chỉnh chung với nút điều chỉnh độ nhạy sáng.
Ứng dụng của mắt cảm biến chuyển động
Với cơ chế hoặt động thông minh và tự động hóa lên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm đồ điện trong cuộc sống. Dưới đây là một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất đem đến cho người dùng sự tiện nghi.
1. Lắp đặt mắt cảm biến chuyển động cho hệ thông đèn
Đối với hệ thống chiếu sáng gia đình thì rất nhiều vị trí mà bạn cần phải có bóng đèn thắp sáng vào ban đêm. Chính vì thế mắt cảm biến hồng ngoại được lắp nhiều như: nhà tắm, hành lang, sân vườn, phòng khách… Khi lắp mắt cảm biến với hệ thống thắp sáng thì mắt cảm biến chuyển động sẽ đóng vai trò như là 1 công tắc. Cống tắc thường bạn phải bật tắt bằng tay sẽ dẫn đến nhiều bất tiện hơn còn công bắt cảm biến sẽ là tự động.
2. Lắp đặt mắt cảm biến hồng ngoại cho thiết bị chống trộm
Mắt cảm biến hồng ngoại cũng là lựa chọn vô cùng tuyệt vời khi bạn kết hợp nói với thiết bị chống trộm. Nó thường được kết hợp với còi hú để tạo thành 1 bộ chống trộm hoàn chỉnh. Cách kết nối 2 thiết bị này với nhau cũng vô cùng đơn giản giống như bạn kết nối với hệ thống đèn điện. Bạn chỉ cần lắp mắt cảm biến này ở khu vực cần chống trộm và đấy dây điện từ cảm biến ra còi hú. Khi có kẻ trộm đột nhập vào đi qua vùng hồng ngoại của mắt cảm ứng lập tức sẽ kích hoạt còi báo động. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thế kết nối cùng lúc cả cò báo động và đèn điện chung với 1 mắt cảm biến. Khi có trộm thì lập tức mắt hồng ngoại sẽ kích hoạt cả còi hú và đèn sáng lên. Đây có thể nói là 1 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu mà bạn đáng để thử.
Ban có thể xem thêm: Thiết bị chống trộm
Các loại mắt cảm biến chuyển động thông dụng hiện nay
Hiện nay mắt cảm biến chuyển động rất thông dụng trên thị trường và được sử dụng nhiều trong đời sống lên các loại mắt cảm biến sẽ được thiết kế các kiểu dáng khác nhau. Và mỗi kiểu dáng sẽ được phân ra thành từng loại khác nhau để chúng ta có thể sử dụng ở các vị trí khác nhau.
1. Mắt cảm biến hồng ngoại lắp nổi
Đấy là loại cảm biến hồng ngoại được thiết kế để lắp nổi trên bề mặt tường hoặc trần nhà. Loại này cũng được sử dụng phổ biến bới sự tiện lợi và thiết kế đẹp mắt dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
2. Mắt cảm biến chuyển động âm trần
Loại này sẽ được thế kế với kiểu lắp giống với bóng đèn lắp ở các trần thạch cao hoặc ở những vị trí trần đầy khoét lỗ. Với thiết kế này sẽ đem đến cho không gian nhà thêm sang trọng hơn. Mắt cảm biến hồng ngoại âm trần thường được lắp ở vị trí như phòng khách, phòng ngủ, hành lang, nhà tắm.
3. Mắt cảm biến chuyển động âm tường
Loại này được thiết kế để lắp vào đế điện âm tường. Thay vì lắp công tắc thông thường để bật tắt bằng tay thì có thể thay thế bằng mắt cảm biến hồng ngoại âm trần. Loại này được lắp nhiều ở những vị trí như điện cầu thang, điện hành lang….
Ngoài ra sẽ còn một số loại mắt cảm biến chuyển động độc lập không có vỏ ngoài hoặc có vỏ rất nhỏ. Nó đươc thiết kế nhỏ gọn hơn để chúng ta có thể lắp ở nhiều vì trí khác như ở mặt bảng đện có sẵn.
Những lưu ý khi chọn mua mắt cảm biến chuyển động.
Trước khi chọn mua mắt cảm biến chuyển động bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng cảu mình là gì. Mỗi lại mắt cảm biến sẽ được thiết kế với kiểu dáng khác nhau, độ nhạy cũng khách nhau. Nếu dùng để lắp ở cầu thàng bạn hoàn toàn có thể chọn loại cảm biến âm tường như: Mắt cảm biến hồng ngoại gắn tường AG-03, nếu lắp ở trần thạch cao hoặc ở trần đã được thiết kế sẵn lỗ thì phải dùng loại cảm biến âm trần như: Mắt cảm biến hồng ngoại âm trần Komax KM-S27. Còn đối với loại cảm biến lổi như: Mắt cảm biến hồng ngoại Komax KM-S19, Mắt Cảm Biến Chuyển Động KIWI KW-S15C, thì bạn có thể lắp ở tường hoặc trần nhà đều được.
Ở bài viết này mình cũng đã giải thích một cách dễ hiểu về mắt cảm biến chuyển động là gì và những ứng dụng của mắt cảm biến hồng ngoại trong thực tế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn để các bạn có thể hiểu và chọn mua thiết bị cảm ứng hồng ngoại phù hợp với nhu cầu của mình.